Cơ chế tạo noãn ở người Sự tạo noãn

Hình 2: Cắt ngang buồng trứng. 1=Lớp phủ ngoài. 1 ’= Đường viền đính kèm. 2=Trung ương stroma. 3. Stroma ngoại vi. 4=Vi mạch máu. 5=Nang trứng sơ khai. 6, 7, 8=Các giai đoạn sau của nang trứng. 9= Nang sắp chín. 9 '=Noãn rụng từ Follicle. 10=Corpus luteum.

Tổng quát

  • Quá trình hình thành noãn ở người và Thú bậc cao xảy ra ở lớp biểu mô trong buồng trứng, còn được gọi là biểu mô mầm Waldeyer [6] (phát âm Quốc tế -IPA: /weɪðeə/)[7]. Xem mô tả chi tiết ở hình 2. Ở người, các tế bào mầm này đã xuất hiện trong thai nhi nữ từ khoảng 8 tuần tuổi, sau đó di cư rồi mới định cư tại hệ sinh dục nữ đã hình thành.[8] Xem thêm mục "Hoạt động" ở trang Tế bào mầm.
  • Các tế bào này có thể sinh ra cả thảy khoảng 400.000 cho tới hàng triệu noãn trong đời một người phụ nữ, nhưng trong thực tế chỉ sản sinh khoảng 400 noãn mà thôi, còn lại phần lớn không chín được rồi bị thoái hóa. Quá trình này gọi là phân hoá tế bào (cytodifferentiation) xảy ra ở noãn nguyên bào sơ khai, mà chỉ khoảng 0,1% số tế bào ban đầu "vượt qua" được, còn 99,9% thoái hoá qua cơ chế chết rụng theo lập trình (apoptosis).[9]
  • Trong khi "tuổi" của tinh trùng thường rất "trẻ" kể cả ở người đã có tuổi, thì "tuổi" của noãn thường bằng tuổi người phụ nữ sản sinh ra nó.[10]
  • Phụ nữ cũng như nhiều loài thú cái đến tuổi dậy thì trở đi, quá trình tạo noãn diễn ra theo chu kỳ kinh nguyệt. Trong mỗi chu kỳ, quá trình tạo noãn gồm các giai đoạn nối tiếp nhau. Giai đoạn đầu diễn ra ở biểu mô mầm (germinal epithelium) phát sinh ra nang trứng được xem là đơn vị chức năng của buồng trứng.

Các giai đoạn chính

  • Khoảng gần giữa chu kỳ kinh nguyệt thì một số noãn nguyên bào phát triển, thường thì chỉ có một trong số này phát triển thành noãn bào bậc I qua nguyên phân, lớn lên nhanh chóng đạt tới kích thước gấp khoảng 100 lần ban đầu, hình thành túi noãn (cũng gọi là nang trứng) gồm noãn bào I được bọc bởi một lớp màng sáng (zona pellucida) và nhiều tế bào hạt bám quanh. Túi noãn lại lớn lên và tạo vỏ, hình thành cấu trúc gọi là túi noãn có vỏ, trong đó xoang hình thành ngày càng lớn tạo nên cấu trúc gọi là bao Grap (graafian follicle, phát âm IPA: /ˌɡräfēən ˈfälikəl/), trong đó noãn tương lai - sẽ trở thành giao tử của nữ - nổi bồng bềnh ở trong.[3], [11] Sự phát triển này qua 8 bước, noãn ở mỗi bước được gọi theo thứ tự bước là: noãn lớp 1 - lớp 8, mà ở lớp 8 nó có thể đạt kích thước tới 20 mm, lồi lên hẳn bề mặt buồng trứng.[9]
  • Lúc này, noãn bào I bước vào giai đoạn giảm phân I (phân li nNST kép) để tạo ra noãn bào II. Mỗi noãn bào I "đẻ" 2 "con" (noãn bào II), nhưng chỉ 1 "con" nhận đầy đủ cả nhân và tất cả tế bào chất của "mẹ" sẽ là noãn tương lai, còn "con" kia chỉ có nhân gọi là thể cực.
  • Tiếp theo là giảm phân II, trong đó "noãn tương lai" có n NST kép tạo ra noãn chính (tức giao tử của nữ), còn tương tự trên là thể cực. Thể cực kia cũng giảm phân tạo ra 2 thể cực "con" nhưng không phải là giao tử. Giai đoạn này thường diễn ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt và kỳ lạ ở chỗ: nó diễn ra vào thời điểm mà ta gọi là "rụng trứng" và sau khi thụ tinh.
  • Xem sơ đồ tóm tắt quá trình trên ở hình 3.
Hình 3: Quá trình hình thành noãn ở nữ giới.

Biến đổi số NST trong tạo noãn

Trong bảng sau, mức bội thể, số phân tử ADN (cả bản gốc và bản sao) và số nhiễm sắc tử (chromatine) được tính trong một tế bào của người.

Kiểu tế bàoMức bội thểSố ADN / nhiễm sắc tửCơ chế quá trìnhThời gian hoàn thành
Noãn nguyên bào (oogonium)lưỡng bội2C/ 46Phân bào sinh noãn nguyên phânTam cá nguyệt thứ ba
Noãn bào bậc I (oocyte I)lưỡng bội4C/ 2x46Giảm phân ICó thể ở kỳ đầu I đến 50 năm
Noãn bào bậc II (oocyte II)đơn bội kép2C / 2x23Giảm phân IIXong ở kỳ giữa II đến khi thụ tinh
Noãn (giao tử cái, ovum)đơn bộiC / 23Phút sau khi thụ tinh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự tạo noãn http://www.antimoon.com/how/pronunctransdemo.htm http://www.glowm.com/section_view/heading/Follicle... http://www.khoahocphothong.com.vn/su-sinh-noan-376... https://www.britannica.com/science/oogenesis https://www.dictionary.com/browse/Oogenesis https://quizlet.com/81172242/chapter-28-the-reprod... https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-... https://medical-dictionary.thefreedictionary.com/g... https://medical-dictionary.thefreedictionary.com/o... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK10008/